Về viết luận: Viết luận cũng có luận this luận that

Mùa săn học bổng này, mình nhận ra mình bỗng nhiên phải mất rất nhiều thời gian cho việc giải thích với nhiều người rằng cái bài luận ứng tuyển học bổng hoàn toàn khác với bài luận học thuật. Chúng khác nhau về nguyên liệu cho đến cách diễn giải và cả các kỹ năng và kiến thức cần thiết. Mình mệt mỏi vì việc phải giải thích. Nhưng nghĩ đến thực tế rằng cái nền giáo dục này vẫn chưa cho chúng ta được một bộ kiến thức chính quy “cho-ra-hồn” về việc viết luận, mình nhận ra rằng: thay vì trách móc, có lẽ mình nên làm gì đó để giải quyết vấn đề. Vì thế, mình viết bài này để cung cấp một chút thông tin cơ bản về định nghĩa bài luận, các dạng bài luận, và những nguyên liệu, kỹ năng và kiến thức cần thiết khi viết từng dạng bài luận. Thông điệp quan trọng nhất của mình ở đây là: mỗi dạng bài luận lại đòi hỏi nguyên liệu, kỹ năng và kiến thức khác nhau, đừng đối xử với chúng như thể “bài luận nào cũng giống bài luận nào”.

Continue reading “Về viết luận: Viết luận cũng có luận this luận that”

Đi du học 14: 10 cách để viết một bài luận xin học (bổng) dở ẹc

Một cán bộ tuyển sinh chương trình MBA đọc trung bình 25 đến 50 bài luận mỗi ngày. Tức là, ngay cả khi họ bỏ toàn bộ 7 tiếng làm việc để đọc bài luận, thì họ cũng chỉ có 8 đến 16 phút cho một bài luận! Và vì thế, bạn sẽ không muốn làm theo những cách mà Nancy L. Nolan đã mô tả và cảnh báo mọi người nên tránh, như ở dưới đây (trích từ cuốn 180 Successful Business School (MBA) Essays).*

Phần mở rộng (in nghiêng) là của Long D. Hoang.

Continue reading “Đi du học 14: 10 cách để viết một bài luận xin học (bổng) dở ẹc”

Đi du học 13: Ra đi khi đâm đầu vào tường

Làm công việc tư vấn và dạy viết, nói thật, tôi chưa thấy ở đâu người ta… hồ đồ như trong việc học tập và du học thạc sỹ. Lúc nào họ cũng vội vàng, sống gấp, học gấp, cứ như thể không du học ngay thì cái trường nó chạy mất, trong khi rõ ràng họ có tiền và họ là khách hàng. Thường thì tôi sẽ nói vã bọt mép nhưng chuẩn bị sẵn suy nghĩ: họ nghe mình đấy, nhưng chẳng làm theo mình khuyên đâu. Du học giống như miếng pho mát nằm trên cái bẫy chuột, chỉ khác ở chỗ: bị kẹp cho đứt tay rồi mà người ta vẫn cứ phải “AQ” rằng mình đã thu được nhiều lợi ích. Ở bài viết này, tôi muốn nói rằng: lợi ích của du học là có thật, nhưng nó sẽ không xứng đáng với chi phí nếu người ta đi du học sai thời điểm và/hoặc chọn sai cái để học. Continue reading “Đi du học 13: Ra đi khi đâm đầu vào tường”

Đi du học 12: Đối thoại giữa hai học sinh

Long ruins everything!

Khác với nhiều người làm nghề “tư vấn (du) học” khác, tôi được biết đến như một người đập tan cảm hứng của các bạn đang ấp ủ mong muốn du học. Đó là một sự thôi thúc có tính bản năng: tôi không thể nào ngồi yên đó nhìn những người chẳng hiểu gì về học tập, mang một đống tiền ra nước ngoài và phí phạm nó trong những cuộc du lịch kiến thức tốn kém, bất kể khoản tiền đó đến từ học bổng toàn phần hay người đó tự làm ra. Vì thế, ngay khi người ta cần những lời “truyền cảm hứng du học”, tôi luôn là người ở đó để cho họ những cú tát.

Continue reading “Đi du học 12: Đối thoại giữa hai học sinh”

Đi du học 11: Kỳ vọng và những người lớn bị “ép lớn”

Tóm tắt

  • Du học thạc sỹ không khiến ai nghiễm nhiên đủ khả năng trở thành giảng viên đúng nghĩa.
  • Du học thạc sỹ không khiến người học đạt được sự thay đổi hoàn toàn về tư duy, nếu người học chưa đạt mức nhất định về năng lực tư duy.
  • Du học thạc sỹ đòi hỏi sự dũng cảm hiếm người tưởng tượng được, để thực sự tận dụng được giáo dục khai phóng.
  • Du học hay đi học, cuối cùng vẫn là để trở thành chính mình, chứ không phải hạn chế bản thân trong bất cứ kỳ vọng non nớt của chính mình hay của xã hội.

Continue reading “Đi du học 11: Kỳ vọng và những người lớn bị “ép lớn””

7 thói quen của những người học tập tự định hướng giỏi nhất

Tổng quan:

  • Bill Gates, Mark Zuckerberg, và Ellen DeGeneres đều bỏ học giữa chừng ở bậc đại học, tuy nhiên họ đã trở thành những người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. Bí quyết của họ? Học tập tự định hướng.
  • Học tập tự định hướng có thể giúp con người mở rộng kiến thức, thụ đắc các kĩ năng mới, và phát triển trên nền tảng giáo dục khai phóng họ vốn có.
  • Việc tuân thủ những thói quen như nguyên tắc 5 giờ của Benjamin Franklin, nguyên tắc 80/20, và nguyên tắc mục tiêu SMART có thể giúp những người học tập tự định hướng thành công trên những lĩnh vực họ nỗ lực theo đuổi.

Continue reading “7 thói quen của những người học tập tự định hướng giỏi nhất”

Đi du học 10: Australia Awards không khó như bạn tưởng, nó khó theo cách khác!

Tổng quan 

Số liệu từ năm 2009 đến năm 2015 cho thấy học bổng Australia Awards không phải là một chương trình quá cạnh tranh như nhiều người vẫn tưởng. Trên thực tế, tuy số lượng học bổng được trao cực lớn so với nhiều học bổng khác, các báo cáo cho thấy chương trình vẫn chưa đạt được một trong những mục tiêu quan trọng nhất.

Continue reading “Đi du học 10: Australia Awards không khó như bạn tưởng, nó khó theo cách khác!”

Đi du học 9: Những cái tiếc

Du học sinh có hàng tỉ cái để tiếc, mà đến tận lúc ngồi trên giảng đường ở nước ngoài mới nhận ra. Những câu chuyện dưới đây sẽ chẳng đại diện cho ai cả, nhưng có vài điểm chung ở những người trải qua các câu chuyện đó: họ đều là những người học thạc sỹ, họ chưa từng được du học chính quy trước đó, và mục đích cao nhất của họ khi du học vẫn là học tư duy. Cho nên ngay từ đầu những chuyện đã chỉ hợp với một số người, và không hợp với rất nhiều người. Chọn đọc hay không là chuyện của bạn.

Continue reading “Đi du học 9: Những cái tiếc”

Đi du học 8: Học gì ở Việt Nam

Bạn có thể học nhiều ở Việt Nam hơn bạn tưởng. Nếu các bạn để ý (và trên thực tế nhiều học trò của tôi đều để ý) bạn sẽ thấy nhiều người có thể trở về từ cùng một chương trình học ở nước ngoài nhưng có khả năng khác hẳn nhau về mặt “học” lẫn “làm”. Một trong những lý do giải thích hiện tượng này chắc chắn là sự khác biệt xuất phát điểm về kiến thức và khả năng học tập. Giáo dục tiên tiến không phải là một cuộc chơi cào bằng về đầu ra, nó có phần giống như một “nhân tử” (multiplier) khiến cho người ta nhân khả năng đã có, hơn là cung cấp những bộ kiến thức cố định.

Cho nên, chuẩn bị càng tốt về khả năng học và kiến thức (tôi nhấn mạnh rằng khả năng học quan trọng hơn), người học mới thực sự lấy được giá trị dài hạn từ việc du học.

Và sau đây là một số thứ mà mọi người có thể học ở Việt Nam.

Continue reading “Đi du học 8: Học gì ở Việt Nam”

Đi du học 7: Muốn học kiến thức thực tế thì đừng du học!

“Mình muốn đi học thạc sỹ vì mình muốn học những cái thực tế cơ, chứ không học lý thuyết.”

Câu này kinh điển. Cứ 10 người được tôi hỏi tại sao muốn đi du học bậc thạc sỹ, 7-8 người đều có câu tương tự thế này.

Thực chất đây là một trong nhiều biểu hiện của việc hiểu sai bản chất việc học. Dưới đây tôi sẽ giải thích nguyên nhân và lý do tại sao thái độ này không phù hợp để đi học ở bậc thạc sỹ.

Nguyên nhân

Người ta chưa từng học thực sự.

Continue reading “Đi du học 7: Muốn học kiến thức thực tế thì đừng du học!”